Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

 

Cần chuẩn bị những gì để trồng thâm canh lúa đặc sản Ra Dư, những mô hình kinh nghiệm nào cho thấy Ra Dư có thể phát triển tốt và tiêu thụ lúa Ra Dư có khó không… là những câu hỏi được người dân quan tâm đặt ra trong Tọa đàm Phổ biến kỹ thuật trồng lúa Ra Dư ngày 30.8 tại xã Hương Nguyên (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).    

41022971_2113627638707885_1534706829790019584_o

Chuyên gia dự án giới thiệu một số mô hình kinh nghiệm trong trồng lúa Ra Dư

 

20 hộ dân bao gồm các hộ đang thực hiện mô hình trồng lúa Ra Dư và các hộ có tiềm năng, nguyện vọng đăng ký tham gia sản xuất lúa Ra Dư đặt ra nhiều thắc mắc liên quan đến quá trình gieo, trồng, chăm sóc và tiêu thụ. Trong khi, cây lúa Ra Dư được dự án đầu tư trồng thử nghiệm trên 3 loại đất: đất lúa 1 vụ; đất trồng màu và đất trồng cây keo sau khi mới thu hoạch.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia CRD đã lắng nghe và có rút kinh nghiệm phát triển mô hình tại xã Hồng Thủy, nêu lên lợi thế, thách thức khi trồng ở xã Hương Nguyên. Đồng thời, các chuyên gia cũng dành thời gian đến thực địa, nơi mô hình đã gieo trồng được 3 tháng tại xã để cùng thảo luận với người dân các vấn đề liên quan đến kỹ thuật canh tác giống lúa vốn được trồng ở vùng đất nương rẫy.

40943278_2113605195376796_6347375546480984064_o

Chuyên gia CRD (Tay trái)  giải đáp kỹ thuật của người dân trên ruộng Ra Dư trồng dưới đất keo mới khai thác

Ông La Ngọc Toàn, chuyên gia địa phương của dự án cho biết “Lúa Ra Dư là cây trồng truyền thống bị lãng quên mình phục hồi lại, đang được huyện định hướng xây dựng thương hiệu, canh tác tự nhiên, ít rủi ro, sạch…. Lợi thế cây trồng vùng miền”.

40818595_2113605548710094_5244440542007263232_o

Ông La Ngọc Toàn (tay phải) đang giải thích về quá trình chăm sóc lúa Ra Dư

“Việc phát triển lúa Ra Dư hoàn toàn phù hợp với trình độ canh tác của người dân Hương Nguyên ”. Ông Toàn cũng khuyến cáo bà con nên trồng Ra Dư trên đất keo mới khai thác, vì cây keo là cây cố định đạm. “Điều quan trọng nhất trong trồng lúa Ra dư là phải chuẩn bị đúng thời vụ. Lúa Ra dư trồng kéo dài 6 tháng từ khi gieo đến khi thu hoạch, thời gian gieo phù hợp là từ tháng 5 và phù hợp nhất là từ 15-20/5 vì thời điểm này có mưa giông, độ ẩm vừa đủ để cây nảy mầm tốt. Cùng với thời vụ việc khử lửng giống cũng đặc biệt cần lưu tâm, nên làm liên tục 2 -3 năm để loại bỏ những giống lẫn tạp. Người dân cũng nên chú ý đến vấn đề phơi sấy để đảm bảo chất lượng hạt gạo” Ông Toàn nhấn mạnh.

40685597_2113605642043418_8132481022622171136_o

Người dân vui vẻ sau khi phân biệt được cây giống Ra Dư với giống lúa lẫn tạp

“Sau buổi tọa đàm, tôi đã đăng ký tham gia mô hình sản xuất lúa Ra Dư. Tụi tôi đến tận ruộng mẫu, mắt thấy tai nghe nên đã hiểu hơn rất nhiều về kỹ thuật trồng lúa Ra Dư. Nếu chỉ tập huấn ở lớp thì không hiểu rõ kể cả cách phân biệt cây giống…  ông Trần Văn Xây, thôn Chi Đu Nghĩa chia sẻ với chúng tôi sau buổi tọa đàm.

Hoạt động tọa đàm này nhằm mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất cho người dân do các Chuyên Gia CRD chủ trì với sự sắp xếp tổ chức của huyện đoàn A Lưới. Đây là một trong những sự kiện ý nghĩa của dự án Tăng cường năng lực bảo tồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số sống ở gần Khu Bảo tồn Thiên Nhiên Sao La do Quỹ vốn nhỏ môi trường toàn cầu tại Việt Nam đồng hành tài trợ.

Bảo Hòa

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x