Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Đưa “cỏ dại” ra thế giới

Theo Viện dược liệu, nước ta có khoảng 14.000 loài thực vật, nấm và tảo, trong đó có gần 4.000 loài cây thuốc và nấm làm thuốc. Từ xa xưa, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm đã ban tặng cho nước ta một nguồn tài nguyên thực vật đa dạng phong phú và được dân gian sử dụng để làm thuốc nam chữa bệnh.

Qua nhiều lần tìm tòi khảo sát sinh thái khí hậu các tỉnh miền Trung, kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh nhận thấy Phú Yên là nơi thích hợp để thực hiện đam mê phát triển nguồn dược liệu. Suốt 6 năm ròng rã, xa gia đình con nhỏ ra với Phú Yên, chị đã không ngừng nỗ lực kiên trì để rồi bắt đầu đam mê với cây Dừa cạn – loài cây có chứa các hoạt chất chữa ung thư.

Xuất khẩu thành công cây dừa cạn sang Hungari là một bước ngoặt trong sự nghiệp làm động lực để chị tiếp tục miệt mài nghiên cứu sinh lý cây trồng phù hợp với sinh thái của từng địa phương. Từ đó, đưa ra hàng chục loài dược liệu để xuất khẩu đi Đức, Nhật, Pháp, Đài Loan. Đến với Trung tâm, chỉ với 10 ha, nhưng là một “thế giới” dược liệu đa dạng làm cho chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Rất nhiều cây tần dày lá, cây rẽ quạt, diệp hạ châu (cây chó đẻ), sâm bố chính, cây thìa canh, …là những cây thuốc quý mà gần gũi trong dân gian. Đây cũng là nguồn dược liệu sạch được chăm bón theo quy trình nghiêm ngặt.

2

3CCN

Vườn dược liệu sạch

“Để có được thành quả như hôm nay, toàn thể lãnh đạo Trung tâm và 70 công nhân, sỹ sư khác đã phải trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí có những giai đoạn tưởng như là phá sản. Tuy nhiên, với niềm đam mê cùng với sự tài trợ và động viên tích cực của một số người cùng chí hướng, Trung tâm không những vực dậy qua thời kỳ khó khăn mà còn phát triển như hiện nay”, bà Lê Thị Tuyết Anh xúc động chia sẻ.

Đoàn tham quan học tập CCN  lắng nghe bà Lê Thị Tuyết Anh chia sẻ
Đoàn tham quan học tập CCN lắng nghe bà Lê Thị Tuyết Anh chia sẻ

Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa thích ứng biến đổi khí hậu

Cũng giống như các địa phương khác, Biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động và đang đe dọa tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân Phú Yên. Phú Yên được xem là vựa lúa của miền Trung giữa tình hình chung đang đối mặt với nhiều khó khăn trong trồng lúa. Đam mê của kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh không chỉ bảo tồn và phát triển cây thuốc tại miền Trung mà còn giúp cho nông dân tỉnh Phú Yên nói riêng và miền Trung nói chung có thể cân nhắc, lựa chọn các phương án để sản xuất trồng trọt bền vững trước bối cảnh biến đổi khí hậu.

Trong tổng số 500 hộ hợp tác trồng cây dược liệu của Trung tâm tính riêng tỉnh Phú Yên đã có khoảng 200 hộ. Doanh thu của mỗi ha trồng dược liệu là 200 triệu đồng/1 năm cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa và các loại cây màu khác.

Theo bà Tuyết Anh, nếu chọn được các loài dược liệu phù hợp với từng vùng sinh thái, khí hậu thì các tỉnh khác của miền Trung cũng có thể áp dụng mô hình này để nâng cao sinh kế cho người dân.

Tuy nhiên, kỹ sư Tuyết Anh cũng tâm sự “Nếu muốn áp dụng mô hình thì phải có các nghiên cứu khoa học cụ thể. Sản xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phải có quy trình kỹ thuật khắt khe. Đặc biệt, là khâu chế biến bảo quản sao cho hoạt chất không bị mất đi. Lưu ý là phải tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm rồi mới bắt tay vào làm nếu không sản xuất ra mà không có người mua thì chỉ còn cách mang đi đốt vì không thể dùng hết chứ không phải như các nông sản khác là mình còn dùng được”.

Các thành viên thích thú trước vườn dược liệu phong phú, đa dạng
Các thành viên thích thú trước vườn dược liệu phong phú, đa dạng

Tác giả: Bảo Hòa (CRD)

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x