Đó là lời khuyên của giảng viên và cũng chính là mong muốn của lớp tập huấn Kỹ năng truyền thông về quản lý bảo vệ rừng do Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD) tổ chức từ ngày 9 đến 11.8 tại TP Huế.
Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh chia sẻ kinh nghiệm truyền thông tại CRD
Trong ba ngày, nhà báo Nguyễn Thế Thịnh, giảng viên Dự án Nâng cao năng lực báo chí Việt Nam huấn luyện và chia sẻ những kiến thức cơ bản về truyền thông; kỹ năng chụp ảnh; kỹ năng khai thác và tổng hợp thông tin; kỹ năng viết bản tin; kỹ năng viết các câu chuyện điển hình và SEO trên Google…
Những giờ giảng viên – nhà báo Nguyễn Thế Thịnh hăng say “truyền lửa”
Khóa học đã làm thay đổi sự hiểu biết và nhận thức của các tham dự viên (hầu hết là cán bộ của trung tâm với chuyên môn khác nhau) chính là cách trình bày bài viết, bản tin. Bài viết, bản tin không cần quá cầu kỳ về từ ngữ, câu chữ mà quan trọng là câu chuyện mình kể phải thú vị, được mọi người cảm nhận và chia sẻ. Muốn thế, người viết phải “viết như kể chuyện”, câu từ phải dung dị để đến “bà ở quê” cũng có thể hiểu được.
Trong phần thảo luận, các học viên đã trao đổi sâu về các nội dung liên quan đến kỹ năng như cách khai thác tư liệu, cách phỏng vấn, đặt câu hỏi, ghi chép…Theo đó cũng tìm hiểu kỹ cách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm google cho bài viết, trang web của tổ chức qua cách sử dụng từ khóa, đặt tiêu đề, viết phần mô tả, bố cục và cách bố trí các thông tin đắt giá (mà giảng viên gọi là đồng tiền vàng) của bài viết khiến bạn đọc phải đọc hết câu chuyện mình kể.
Các học viên của khóa tập huấn còn được đi thực tế ở vùng rừng núi Thừa Thiên- Huế để thực hành kỹ năng chụp ảnh và quan sát đề tài.
Đi thực tế tại Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Với kiến thức tiếp thu được, sau khóa học, các học viên sẽ tiếp tục rèn luyện kỹ năng và vận dụng trong công việc. Từ đó, thông tin, các câu chuyện do người viết “kể” về hoạt động của Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD)sẽ được mọi người chia sẻ sẽ được lan truyền nhiều hơn nữa trong cộng đồng.
Nguyễn Thế Thịnh