Chương Trình Phát triển Liên HợP Quốc (UNDP) về tham quan các mô hình sinh kế và hoạt động chuẩn bị phục hồi lễ hội mừng cơm mới Aza của đồng bào Cơ Tu hôm nay tại xã Hương Nguyên (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế).
Trong đó, đoàn tham quan có sự tham gia của bà Akiko Fujil, phó giám đốc quốc gia UNDP tại Nhật Bản, đại diện UNDP tại Thái Lan, UNDP tại Việt Nam, Điều phối viên quốc gia Quỹ vốn nhỏ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) tại Việt Nam cùng sở, ngành liên quan.
Bà Akiko bên tay trái đang xem lúa Ra Dư trên đất trồng keo tràm mới khai thác
Chuyên gia Phan Văn Hùng chia sẻ thông tin về mô hình lúa Ra dư cho đoàn tham quan
Qua đó, đoàn đã đến tham quan và gặp gỡ các hộ gia đình tham gia mô hình sinh kế: trồng lúa đặc sản Ra Dư trên ruộng cạn và đất keo tràm mới khai thác, mô hình chăn nuôi bò bán thâm canh và mô hình thiên niên kiện dưới tán rừng.
Cùng với tham quan hoạt động sinh kế, UNDP cũng đã dành thời gian đến thăm thôn Giồng – địa phương thí điểm phục hồi lễ hội mừng cơm mới trong buổi tổng duyệt nghi thức dân ca, dân vũ lễ hội.
Chuẩn bị dân ca, dân vũ trong nghi thức mừng lúa mới
“Những âm vang của tiếng chiêng, trống, tiếng hát, điệu múa Tung tung da dá, dọn nương rẫy, Gi Ô, Kdrêm đã bị mai một theo thời gian. Phải từ năm 1958 tới nay, tôi mới cảm nhận được không gian văn hóa truyền thống đậm nét trở lại ở thôn Giồng lại thêm náo nức chuẩn bị cho ngày tết truyền thống của đồng bào Cơ Tu khi tiếp đoàn khách quý từ xa về thăm”, già làng Nguyễn Văn Thời chia sẻ.
Đoàn tham quan chụp ảnh lưu niệm
Cũng trong dịp này, đoàn tham quan đã làm việc cùng lãnh đạo huyện A Lưới, nghe báo cáo tổng kết hoạt động 6 tháng đầu của dự án “Tăng cường năng lực bảo tồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, gắn với phát triển sinh kế rừng bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số sống gần khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế” do GEF SGP, UNDP tài trợ.
Đoàn tham quan trên đường đến thăm mô hình trồng thiên niên kiện dưới tán rừng
Bà Akiko cho biết: Tôi rất ấn tượng khi đến với Hương Nguyên sáng nay và thấy kết quả mà dự án đã mang lại cho cộng đồng và có những trải nghiệm về phong cảnh thiên nhiên của huyện A Lưới. Chúng tôi chọn A Lưới để tài trợ bởi đây là một địa bàn có nhiều xã nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, nơi có hàng ngàn loài động thực vật quý hiếm. Bảo vệ cho sự đa dạng sinh học tại đây không chỉ có ý nghĩa riêng đối với A Lưới, Việt Nam mà cho cả thế giới”.
Dự án được sự tư vấn từ các chuyên gia của Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) và huyện Đoàn thực hiện được đánh giá nhiều triển vọng khi có những điểm khác biệt trong phương pháp tiếp cận mang tính đột phá.