Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Như tin đã đưa ngày 17/3, đây là một trong những hoạt động hợp tác giữa tổ chức Plan tại Việt Nam và CRD  trong khuôn khổ chương trình Thích ứng Biến đổi khí hậu lấy Trẻ em làm trọng tâm do AusAID tài trợ tại tỉnh Quảng Ngãi. Khóa đào tạo này  nhằm mục đích Nâng cao kiến thức và tay nghề cho đội ngũ thú y thôn và xã  để hạn chế tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tại các xã dự án để giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây nên.

Khóa đào tạo được tiến hành trong 12 ngày và được chia là 2 đợt, mỗi đợt 6 ngày. Đợt thứ nhất diễn ra từ ngày 17-22/2/2014 và đợt thứ hai diễn ta từ ngày 28/3-2/4/2014. Đã có 25 học viên tham dự khóa đào tạo.

Cũng như đợt một, giảng viên đợt hai vẫn là Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh và Thạc sĩ Vũ Văn Hải.

Trong xuyên suốt khóa đào tạo của đợt hai, nội dung rèn luyện kỹ năng cho học viên được xác định là trọng tâm nên CRD đã phân bổ 80% thời gian của khóa đào tạo để các học viên học tập thông qua thực hành trực tiếp trên các mẫu vật (trâu, bò, lợn, gà, …) Các bài học về bệnh ngoại khoa (gãy xương, nhiễm trùng vết thương, …) ở trâu bò, thiến hoạn ở heo, gà được giảng viên chia thành các nhóm và bố trí học viên thực hành các nội dung này. Sau mỗi bài học/ca thực hành các nhóm đã thảo luận cùng nhau và cùng với Giảng viên để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nắm chắc những kiến thức và hoàn thiện kỹ năng tay nghề trong thú y.

Nhiều học viên đợt một chưa tự tin khi cố định gia súc, sử dụng dao mổ, tiêm không đúng cách, … thì ở đợt hai đã được giảng viên rèn luyện và hướng dẫn nhiều hơn thông qua các bài học thực hành. Học viên rất hào hứng tích cực tham gia vào các bài học. Chính vì vậy mà sau khi kết thúc khóa đào tạo, họ đã thực hiện thành thạo một số kỹ năng của một cán bộ thú ý thôn, xã. Quan sát khóa học thấy rằng, các học viên đã tự tin khi tự thiến hoạn và khâu vết mổ đã ít chảy máu, các học viên đã không còn ái ngại khi gặp những ca khó như gãy chân, nhiễm trùng (áp xe) ở gia súc …

Đánh giá kết quả học tập của toàn khóa, tất cả các học viên đều đánh giá rất cao nội dung tập huấn, phương pháp giảng dạy rất phù hợp với năng lực của học viên, tài liệu được biên soạn rất chi tiết có nhiều hình ảnh minh họa, thời gian thực hành nhiều nên đã giúp cho học viên giảm bớt áp lực, mẫu vật cho thực hành đa dạng và đầy đủ. Công tác hậu cần cũng được đánh giá rất tốt nhờ máy móc, mẫu vật, phòng học và địa điểm thực hành rất thuận lợi cho quá trình học tập của học viên. Chính những điều này đã giúp cho các học viên học tập và tiếp thu tốt, giải đáp được những thắc mắc về thú y trước đây và quan trọng nhất là thỏa mãn được những mong đợi của mình.

Nhiều học viên đã mạnh dạn đề xuất Dự án xem xét tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn về thú y tiếp theo trong thời gian tới để mong muốn trở thành những chuyên gia về thú y nhằm phục vụ tốt hơn nữa trong hoạt động chăn nuôi ở cộng đồng. Nhiều học viên còn đề xuất đóng góp kinh phí để được bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật thú y trong thời gian tới nếu dự án không hỗ trợ.

Như vậy, sau 12 ngày tham gia tập huấn, các học viên có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể điều trị những bệnh phổ biến tại địa phương. Điều này đã đúng như mong đợi ban đầu của dự án.  Các học viên đã đánh giá cao và cho rằng chủ đề tập huấn rất thiết thực đúng với nhu cầu thực tiễn. Từ khóa học, học viên và giảng viên cũng đã phát hiện những học viên xuất sắc trong học tập, những học viên này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những học viên còn lại. Đây chính là những hạt nhân trong việc hạn chế tối đa tình hình dịch bệnh gây ra trên gia súc, gia cầm tại các xã dự án để giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây nên.  Kết quả của đợt tập huấn này bài học kinh nghiệm về phương pháp đào tạo và là cơ sở để các bên liên quan xem xét hỗ trợ hơn nữa để nâng cao chất lượng đội ngũ thú y cho các địa phương. Đặc biệt hoạt động chăn nuôi ở khu vực miền núi hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh thường xuyên bùng phát đã gây nhiều thiệt hại trong các năm qua.

Một số hình ảnh: Mong ước mở dịch vụ thú y để giúp đỡ cộng đồng

 

Slide1

Hình 1: Học viên học cách nhỏ vắc xin cho gia cầm

Slide3

 

Hình 2: Học viên học về các loại thảo dược sẵn có tại địa phương, để chữa bệnh cho gia súc

Slide2

Hình 3: Một trong những loại thảo dược đã được chế biến (lá trầu không) để chữa bệnh

12

Hình 4:  Học viên thực hành xử lý áp xe ở trâu bò

Slide6

Hình 5:  Học viên thực hành cách cố định trâu bò

Slide8

Hình 6: Học viên thực hành cách lấy đỉa ký sinh trong mũi trâu

Slide13

Hình 7: Học viên lấy được dị vật dài hơn 20 cm trong mũi trâu

 Slide14

Hình 8:  Học viên đang khám bệnh cho gia súc

Slide16

Mong ước mở dịch vụ thú y để giúp đỡ cộng đồng

Hình 9: Học viên thực hành thiến hoạn (heo)

 Slide12

Hình 10:  Học viên học cách xử lý gãy xương ở gia súc

Slide7

Hình 12:  Ảnh chụp của lớp sau giờ thực hành

Đỗ Cao Anh và Phan Công Tam-Cán bộ dự án của CRD tại tại Ba Tơ – Quảng Ngãi

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x