Ngoài yếu tố giống, dự án đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật canh tác và chăm sóc có khả năng ứng phó với biếnđổi khí hậu. Hiện nay, ớt ở các mô hình nàyđang sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn một mùa bội thu sắp đến.
Hình 1: Mô hình trồng ớttại thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng
Bên cạnh mô hình trồng ớt, dự án đã tiến hành xây dựng mô hình trồng lạc tại xã Triệu Vân với diện tích 5ha, và xã Triệu Giang huyện Triệu Phong với diện tích 2ha. Nếu như trước đây, người dân canh tác hoa màu chủ yếu là cây ngô, sắn… thì giờ đây được thay thế bằng cây lạc. Việc đưa cây lạc vào canh tác nhằm sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất bạc màu. Giống lạc sử dụng trong các mô hình là giống L14. Đây là giống có tỉ lệ nảy mần cao, khả năng chống chịu hạn với thời tiết tốt, thích hợp canh tác trên đất cát.
Hình 2: Cán bộ dự án cùng người dân kiểm tra mô hình lạc (đậu phụng) tại xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong
Song song với công tác hỗ trợ người dân về kĩ thuật, dự án đã và đang đẩy mạnh hoạt động hướng đến thị trườngđể tiêu thụ các nông sảnnhư thành lập nhóm sản xuất, tổ chức hội thảo doanh nghiệp (các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương), … Đồng thời, cán bộ dự án đã cùng với ban Quản lý mạng lưới kết nối thị trường đã thống kê danh sách các thương lái chuyên thu mua nông sản như Ớt, Lạc…. Điều này sẽ hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.“Nhờ dự án gia đình tôi đã có số điện thoại của thương lái trên Ái Tử rồi, không lo bị ép giá như mọi năm nữa”chị Trịnh Thị Thức ở thôn Trà Liên Tây tâm sự.
Mô hình trồng cây lạc và mô hình trồngcây ớt trên đất cát, là một trong số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng phóvới biến đổi khí hậu của dự án FLC-12-01. Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân nhân rộng các mô hình thành công, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống./.