Sến Mật có tên khoa học là (Madhuca pasquieri). Đây là cây gỗ lớn, có chu kỳ kinh doanh dài. Cây Sến được mệnh danh là “tứ thiết” có giá trị nhiều mặt như gỗ dùng trong dân dụng và xây dựng, đóng bàn ghế, cột nhà đóng thuyền, làm tà vẹt, xây dựng và trong các công trình bền vững, lâu dài; cho tinh dầu, sử dụng làm dược liệu trị bỏng. Hiện nay, ngoài việc kinh doanh cây gỗ lớn, gỗ Sến cũng được dùng nhiều để làm đồ gia dụng nhỏ như đòn tay, cột chuồng trại…Do đó, có thể nói cây Sến là loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao.
Với đặc tính sinh thái phù hợp ở những vùng đất tốt và ẩm. Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (CRD), các cộng đồng người dân ở xã Thượng Nhật và Hương Lộc, huyện Nam Đông đã phát luống diện tích đất ven khe suối để trồng cây Sến. Phát triển trồng rừng góp phần làm giàu tài nguyên rừng, cải thiện độ che phủ đồng thời sẽ góp nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào rừng. Mô hình phát triển rừng bền vững đã nhận được nhiều sự khuyến khích từ chính quyền địa phương, từ đó người dân cũng thay đổi nhận thức về cách phát triển kinh doanh rừng cũng như quản lý bảo vệ rừng cộng đồng của mình.
Trong bối cảnh phát triển của đất nước, khi mà trữ lượng gỗ tự nhiên có giá trị càng ngày càng giảm thì mô hình này sẽ góp phần ổn định thị trường gỗ tiêu dùng trong thời gian tới. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã và đang có những chính sách đóng của khai thác rừng tự nhiên, Thế giới cũng đang có những chính sách để hạn chế gỗ bất hợp pháp thì mô hình trồng sản xuất gỗ lớn cũng rất phù hợp.
Một số hình ảnh hoạt động
Hình 1. Người dân xã Thượng Nhật vận chuyển Sến đem trồng
Hình 2. Người dân xã Hương Lộc phát luống để chuẩn bị trồng Sến
Hình 3. Người dân trồng Sến
Hình 4. Cây Sến đã được trồng và bảo vệ
Lê Bá Sơn Hà
CRD