Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Chủ nhiệm Phòng Thí nghiệm thủy động lực học Viện các vấn đề về nước (thuộc Viện HLKH Nga) cho biết nhiệt độ tăng cao chỉ là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu. Tác động tiêu cực tới chu kỳ nước đang trở nên rõ rệt, kéo theo những hậu quả như hạn hán, lũ lụt và lượng mưa rơi bất thường. Một trong những ví dụ được các nhà nghiên cứu nhắc tới là bão Haiyan đổ bộ vào Philippines.
Sự ấm lên của khí hậu làm cho bề mặt đại dương nóng hơn. Ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ này thường xuyên vượt quá mốc đột biến 26,6 độ C rồi hình thành các cơn bão. Đại dương ấm lên khi chúng ta tiếp tục thải CO2. Trong khi chỉ tăng nửa độ C là các đại dương cũng tự thải ra lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển. Khoảng 85% khí CO2 trên Trái đất hòa vào nước biển.
Vào nửa cuối của thế kỷ 21, nóng bất thường sẽ là một hiện tượng “thường niên” diễn ra trên 60% bề mặt Trái đất. Còn theo dữ liệu từ LHQ, mực nước biển toàn cầu tăng 3,2 mm/năm – nhanh gấp 2 lần so với thế kỷ 20.
Tạp chí National Geographic công bố dự báo về những thay đổi hình dạng địa lý của hành tinh là băng vùng cực tan chảy do nóng lên toàn cầu làm ngập các khu vực ven biển, nơi đang trung tỷ lệ lớn dân số thế giới. Tất cả những vùng nước này sẽ không có sự sống, giống cách đây 3,5 tỷ năm.
Theo các nhà khoa học, hoạt động của con người đang biến đổi thành phần hóa học cơ bản của biển. Nồng độ axit trong nước gia tăng. Làm giảm lượng cacbonat canxi – chất liệu quan trọng cho xương và vỏ san hô, sinh vật phù du, động vật có vỏ cũng như nhiều sinh vật biển khác.
Nhà khoa học Nga Alexei Karnaukhov, Viện Sinh vật lý học các tế bào (Viện HLKH Nga) còn cảnh báo điều khủng khiếp nhất không chỉ là sự hình thành hệ sinh thái đại dương nguyên thủy. Nếu con người không giới hạn mình trong việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên (kể cả các hydrocacbon), đại dương sẽ bị đun sôi. Điều này có thể xảy ra trong vòng 300 năm, nếu chúng ta không thay đổi bản chất khai thác thiên nhiên. Nhiệt độ có thể thay đổi hơn 100 độ. Biển sẽ không còn. Nóng lên toàn cầu đi vào giai đoạn thảm họa.
Nói tóm lại, các vấn đề môi trường bắt đầu trực tiếp ảnh hưởng ngày càng mạnh đến chất lượng cuộc sống của con người. Mặc dù nhiều nhà khoa học có quan điểm rằng biến đổi khí hậu mang tính chu kỳ, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển lúc tăng lúc giảm và cơ chế “nghịch đảo” sẽ hoạt động. Nhưng hiện nay, không ai có thể nói điều đó sẽ xảy ra khi nào, như thế nào và những diễn biến của nó.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Chủ nhiệm Phòng Thí nghiệm thủy động lực học Viện các vấn đề về nước (thuộc Viện HLKH Nga) cho biết nhiệt độ tăng cao chỉ là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu. Tác động tiêu cực tới chu kỳ nước đang trở nên rõ rệt, kéo theo những hậu quả như hạn hán, lũ lụt và lượng mưa rơi bất thường. Một trong những ví dụ được các nhà nghiên cứu nhắc tới là bão Haiyan đổ bộ vào Philippines.
Sự ấm lên của khí hậu làm cho bề mặt đại dương nóng hơn. Ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ này thường xuyên vượt quá mốc đột biến 26,6 độ C rồi hình thành các cơn bão. Đại dương ấm lên khi chúng ta tiếp tục thải CO2. Trong khi chỉ tăng nửa độ C là các đại dương cũng tự thải ra lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển. Khoảng 85% khí CO2 trên Trái đất hòa vào nước biển.
Vào nửa cuối của thế kỷ 21, nóng bất thường sẽ là một hiện tượng “thường niên” diễn ra trên 60% bề mặt Trái đất. Còn theo dữ liệu từ LHQ, mực nước biển toàn cầu tăng 3,2 mm/năm – nhanh gấp 2 lần so với thế kỷ 20.
Tạp chí National Geographic công bố dự báo về những thay đổi hình dạng địa lý của hành tinh là băng vùng cực tan chảy do nóng lên toàn cầu làm ngập các khu vực ven biển, nơi đang trung tỷ lệ lớn dân số thế giới. Tất cả những vùng nước này sẽ không có sự sống, giống cách đây 3,5 tỷ năm.
Theo các nhà khoa học, hoạt động của con người đang biến đổi thành phần hóa học cơ bản của biển. Nồng độ axit trong nước gia tăng. Làm giảm lượng cacbonat canxi – chất liệu quan trọng cho xương và vỏ san hô, sinh vật phù du, động vật có vỏ cũng như nhiều sinh vật biển khác.
Nhà khoa học Nga Alexei Karnaukhov, Viện Sinh vật lý học các tế bào (Viện HLKH Nga) còn cảnh báo điều khủng khiếp nhất không chỉ là sự hình thành hệ sinh thái đại dương nguyên thủy. Nếu con người không giới hạn mình trong việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên (kể cả các hydrocacbon), đại dương sẽ bị đun sôi. Điều này có thể xảy ra trong vòng 300 năm, nếu chúng ta không thay đổi bản chất khai thác thiên nhiên. Nhiệt độ có thể thay đổi hơn 100 độ. Biển sẽ không còn. Nóng lên toàn cầu đi vào giai đoạn thảm họa.
Nói tóm lại, các vấn đề môi trường bắt đầu trực tiếp ảnh hưởng ngày càng mạnh đến chất lượng cuộc sống của con người. Mặc dù nhiều nhà khoa học có quan điểm rằng biến đổi khí hậu mang tính chu kỳ, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển lúc tăng lúc giảm và cơ chế “nghịch đảo” sẽ hoạt động. Nhưng hiện nay, không ai có thể nói điều đó sẽ xảy ra khi nào, như thế nào và những diễn biến của nó.
Theo http://www.dmhcc.gov.vn/