Đó là bài học ông Nguyễn Văn Chân đã rút ra được cùng với những kỹ năng trong truyền thông sau khi tham gia khóa tập huấn kỹ năng truyền thông dành cho 22 nhóm hộ cộng đồng trong Mạng lưới quản lý bảo vệ rừng và các phụ nữ tại xã Hương Nguyên, huyện A Lưới ngày 27 & 28.9 vừa qua.
Ông Nguyễn Văn Chân, học viên tích cực của khóa tập huấn
Khóa đào tạo ngắn hạn do huyện Đoàn tổ chức với sự tài trợ của Quỹ vốn nhỏ Môi trường Toàn cầu thông qua Dự án tăng cường năng lực bảo tồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, gắn với phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, Thừa Thiên Huế.
Toàn cảnh buổi tập huấn
Chuyên gia Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung đã có 2 ngày hướng dẫn về truyền thông thay đổi hành vi, cách viết thông điệp, cách xây dựng tài liệu truyền thông phù hợp với đối tượng và các nguồn lực sẵn có cũng như truyền thông cho cá nhân, cộng đồng sao cho hiệu quả, thuyết phục.
Chuyên gia của CRD hướng dẫn học viên sản xuất tài liệu truyền thông
Ông Chân cho biết: “Tôi ấn tượng về cách truyền đạt trực quan sinh động, lối giảng chậm rãi dễ hiểu. Truyền thông không chỉ là giáo dục, vận động mà còn để giúp thay đổi những hành vi có hại thành thành vi có lợi. Quan trọng là duy trì hành vi tốt khi đã thực sự mong muốn và tin tưởng điều mình đang làm là đúng và có ích”.
Chị Trần Thị Hạnh sau khi thực hành vẽ áp phích truyền thông cho lễ hội Gioong Giơn của người Cơ Tu về bảo vệ tài nguyên rừng nói: tâm đắc nhất sau hai ngày tập huấn chính là truyền thông hai chiều, có sự tương tác, truyền thông chân thực và không áp đặt ý kiến cho đối tượng nhận thông tin. Tôi cũng tự tin giao tiếp khi truyền thông trực tiếp hay truyền thông nhóm nhờ những bài thực hành tại chỗ”.
Sáng tác áp phích: Hãy luôn giữ nét đẹp văn hóa của người dân tộc Cơ Tu
Sáng tác áp phích: Giữ rừng – giữ truyền thống, giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Cơ Tu