Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.
[featured_image]
Download
Download is available until [expire_date]
  • Version
  • Download 87
  • File Size 0.00 KB
  • File Count 1
  • Create Date 10/05/2023
  • Last Updated 02/08/2023

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2022

Đầu tiên, tôi xin gửi tới các nhà tài trợ, các đối tác và quý độc giả lời chào trân trọng!

Năm 2022 được coi là năm của “khủng hoảng kéo dài” trên toàn thế giới với các bất ổn trầm trọng liên quan đến kinh tế, năng lượng, đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, sự khủng hoảng kinh tế hậu Covid-19 cùng với những diễn biến ngày càng phức tạp, trái quy luật của các loại hình thiên tai đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, đặc biêt là các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em

Trong bối cảnh có nhiều thách thức đó, năm 2022 Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD) đã tiếp tục huy động nguồn lực và triển khai các dự án để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương. CRD đã triển khai hiệu quả 09 dự án tại 07 tỉnh/thành phố, tập trung vào 03 lĩnh vực chính, bao gồm: (1) Phát triển sinh kế bền vững; (2) Quản trị tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; và (3) Ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai. Các dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện đời sống cho các nhóm dễ bị tổn thương; giảm thiểu các rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng rừng và đa dạng sinh học.

Các mô hình sinh kế như chăn nuôi heo đen hay trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Việc xây dựng và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc, chứng nhận chất lượng sản phẩm, và tăng cường hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần đóng góp vào việc thực hiện các tiêu chí của chương trình Nông thôn mới tại địa phương. Năng lực của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số, về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được cải thiện; từ đó các diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý được bảo vệ tốt hơn. Các loài cây lâm nghiệp bản địa và lâm sản ngoài gỗ được bảo tồn và phát triển, góp phần làm giàu rừng và tăng thêm đa dạng sinh học. Các hoạt động xây dựng năng lực về quản lý rủi ro thiên tai, rủi ro khí hậu dựa vào cộng đồng đã tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam. Các thực hành tốt về phòng ngừa lao động trẻ em được thúc đẩy, góp phần tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em trong các khu vực sản xuất cà phê.

CRD xin chân thành cảm ơn các nhà tài trợ, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đối tác, các đồng nghiệp, cộng đồng người hưởng lợi và đặc biệt là đội ngũ cán bộ tận tâm của CRD đã tin tưởng, đồng hành cùng CRD để đạt được các kết quả nổi bật nói trên. Mặc dù chúng tôi đã rất nỗ lực và có những đóng góp rất ý nghĩa nhưng các nhóm dễ bị tổn thương vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần được hỗ trợ để vượt qua. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của tất cả các đối tác để có nhiều đóng góp hơn nữa cho cộng đồng và xã hội trong năm tới.

Giám đốc CRD

Trương Quang Hoàng