Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Mô hình chăn nuôi lợn của dự án thành công trong việc mở rộng quy mô, cải thiện kỹ thuật chăn nuôi, tăng năng suất và sản lượng tuy nhiên hiệu quả không như mong đợi do gặp “cơn bão” lợn rớt giá bất thường từ cuối năm 2016 đến nay.

DSC_2211
Mô hình chăn nuôi lợn tại hộ chị Phượng, thôn 3 xã Thượng Nhật (Nam Đông, Thừa Thiên Huế)

Sau 3 tháng nuôi, 19 hộ dân vay vốn tín dụng để xây dựng mô hình chăn nuôi lợn tại 2 xã Hương Lộc và Thượng Nhật (huyện Nam Đông) đã xuất chuồng với số lượng trung bình từ 10 – 20 con/hộ trong phấp phỏng lo lắng.

Trước đây, người dân đã từng chăn nuôi heo nhưng với quy mô manh mún, nhỏ lẻ nên ít quan tâm, tìm hiểu kỹ thuật. Hơn nữa, thời gian chăn nuôi dài, lợn gặp phải dịch bệnh và chịu tác động của biến đổi khí hậu dẫn tới năng suất và sản lượng thấp.

Xuất phát từ chính nguyện vọng phát triển chăn nuôi lợn của người dân để ổn định sinh kế, giảm khai thác, sống phụ thuộc vào rừng, Trung Tâm Phát triển Nông thôn miền Trung đã triển khai tư vấn nâng cao năng lực cho người dân: từ khâu chuẩn bị chuống trại, tập huấn chăm sóc lợn theo từng giai đoạn, hướng dẫn tiêm vắc xin phòng bệnh.

Chị Lê Thị Phượng, người dân thôn 3 xã Thượng Nhật cho biết: “Từ khi dự án cho vay vốn, tôi đã mạnh dạn đầu tư để tăng đàn từ 2 lên số lượng 10 con lợn thịt. Sau khi được cán bộ CRD tư vấn, tình trạng chuồng trại không đảm bảo vệ sinh môi trường đã từng bước được cải thiện. Nhờ vậy, lợn sinh trưởng khá tốt và không bị ốm bệnh. Nhưng giá cả bấp bênh, tư thương ép giá khiến người nuôi lợn chúng tôi gặp nhiều khó khăn”.

DSC_0228
Lo lắng vì giá giá heo liên tục giảm và giảm mạnh

Lợn xuất chuồng giá bình quân chỉ đạt từ 30 – 35 ngàn đồng/kg, giảm hơn so với năm 2015 từ 45 – 50 ngàn đồng/kg. Với giá bán này, tuy người dân chưa bị thua lỗ như những người chăn nuôi vào thời điểm này khi giá lợn hơi có nơi rớt xuống chỉ còn 15 – 20 ngàn đồng/1kg, nhưng một số hộ cũng không có lời để tái sản xuất sau khi hoàn trả vốn.

Cuộc khủng hoảng thừa trong chăn nuôi lợn đã và đang ảnh hưởng trực tiếp không riêng đối với các hộ hưởng lợi của dự án mà là bối cảnh chung của rất nhiều địa phương trong cả nước. Tình trạng này được chuyên gia kinh tế dự báo sẽ còn kéo dài và có những biến động rủi ro trong thời gian tới.

Theo ông Phan Công Thành, Phó Phòng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Nam Đông: Về mặt vĩ mô, giá lợn giảm sâu đó là vấn đề trong công tác dự tính, dự báo và định hướng quy hoạch, phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi chưa hiệu quả. Do đó,  cung lớn hơn cầu dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm. Về mặt chủ quan đó là do hộ tham gia chưa thực sự tìm hiểu, có kinh nghiệm trong sản xuất nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng.

Từ đó, ông Phan Công Thành đề xuất giải pháp, để thực hiện mô hình sản xuất có hiệu quả cần nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Đặc biệt, địa phương cần ưu tiên sản xuất những mô hình đặc thù tại địa phương mà những nơi khác khó làm được. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương với các cơ quan, đơn vị có liên quan để hỗ trợ đầu ra kịp thời và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x