Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Trong những năm tới, nhiệt độ lên cao, lượng mưa thay đổi, mực nước biển tăng lên sẽ làm thay đổi đáng kể cảnh quan trái đất. Đối mặt với thay đổi này, một số loài động thực vật hoặc sẽ phải thích nghi hoặc sẽ phải chạy trốn đến một môi trường mới, một ngôi nhà khác để tồn tại. Điều này có nghĩa là tạo con đường đi cho những loài di cư này có thể giúp bảo chúng và môi trường.

Trong thực tế, một số loài đã bắt đầu thay đổi thói quen để phù hợp với sự biến đổi môi trường. Hầu hết đều di chuyển lên vùng cao hơn hoặc những ngọn núi. Thậm chí một số loài phải di chuyển hàng trăm dặm để tiếp tục tồn tại sau nửa thế kỷ kế tiếp.Tuy nhiên, những khu rừng hoang sơ, sa mạc, núi và những công viên – ngôi nhà của những loài động vật hoang dã đã và đang phải chia một nửa cho con người, bị lạm dụng thành những đường phố, khu nông nghiệp, khu vực sinh sống. Nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn sẽ làm cho môi trường sống của động thực vật ngày càng khắc nghiệt hơn.
Một nghiên cứu mới được công bố trong tạp chí Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học (PNAS), cho thấy chỉ có 41% diện tích đất tự nhiên ngày nay đủ cho phép thực vật và động vật hoang dã ở lại trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tình hình càng nghiêm trọng hơn ở phía đông của Hoa Kỳ, nơi chỉ có 2% đất tự nhiên cần thiết cho các loài để chạy trốn, so với 51% ở phía tây. Nguyên nhân là một phần là do phía đông có quá trình đô thị hóa mạnh hơn, đồng thời cũng có ít núi nhỏ hơn. Ngược lại, phía tây, có núi cao hơn nhiều và những dải cao nguyên hoang dã lớn hơn.
Vì vậy, những con đường – được gọi là hành lang môi trường sống – sẽ là một cách giúp các loài chạy trốn trước những biến đổi của khí hậu. Khi nhiệt độ tăng lên sẽ giúp chúng tìm được môi trường sống cần thiết để tồn tại. Con người có thể tạo ra bởi việc phục hồi những khu rừng, đầm lầy để tạo thành nơi trú ẩn của những loài động vật hoang dã bị phân tán và cho phép di chuyển nếu cần. Jenny McGuire, Viện Công nghệ Sinh học Georgia, khẳng định: nếu không có những hành lang nhiều quần thể loài sẽ bị biến mất, khả năng tuyệt chủng của nhiều loài rất cao.
Ý tưởng tạo ra hành lang môi trường sống không phải là mới, nhưng hiện đang bắt đầu nở rộ trên toàn thế giới trước tình trạng biến đổi khí hậu mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Tại Na Uy, đã tạo ra một đường cao tốc ong được xây dựng cho phép các loài thụ phấn tự do di chuyển khắp các đô thị. Trong khi đó, tại Mỹ các nhà nghiên cứu đang tạo ra những đường hầm để giúp động vật lưỡng cư nhỏ có thể băng qua những con đường bận rộn dễ dàng.
Hương Nguyên
Theo Businessinsider
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x