Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Nằm ở khu vực miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế chịu những tác động lớn của thời tiết khắc nghiệt do Biến đổi khí hậu. Bên cạnh khả năng ứng phó chưa cao, các hoạt động được tổ chức còn thiếu sự chia sẻ thông tin và hợp tác lẫn nhau. Với tầm ảnh hưởng sâu rộng của mình đến đời sống của cộng đồng, nhưng các Tôn giáo vẫn tỏ ra là một “kênh truyền thông” kém phát triển so với khả năng của mình. Do đó việc hỗ trợ, nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận nhiều hơn với các tổ chức Tôn giáo trong việc triển khai các hoạt động đến với cộng đồng nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, ứng phó với BĐKH là vô cùng bức thiết.

Kết nối mạng lưới giữa các tổ chức Tôn giáo  (FBO), cộng đồng và cơ quan nhà nước và các tổ chức Phi Chính phủ (NGO) khác sẽ tạo thành một kênh chia sẻ thông tin mang tính toàn diện để có động lực lớn hơn đối với hoạt động của các NGO. Theo đó, Dự án “Kết nối mạng lưới, nâng cao năng lực cho các tổ chức Tôn giáo và cộng đồng để ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, được tài trợ bởi tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAC) đã bắt đầu khởi động. Dự án có tổng ngân sách dự án là 2 tỷ đồng, trong đó phần tại trợ của dự án là 1,9 tỷ đồng và phần đóng góp của đối tác là 100 triệu đồng, thời gian dự kiến hoạt động là 2,5 năm (từ 1/05/2014- 30/12/2016).

Hoạt động trong lĩnh vực này nhiều năm, đội ngũ được đào tạo bài bản cùng kinh nghiệm thực tế tích lũy được của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) là đối tác tiến hành triển khai dự án. Mục tiêu dự án đặt ra là đến cuối năm 2016 sẽ có ít nhất 9 cộng đồng tôn giáo trong vùng dự án hiểu và thực hành tốt các công cụ liên quan đến  hoạt động giảm thiểu và ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó, dự án sẽ giúp tăng cường sự trao đổi thường xuyên giữa các liên minh cộng đồng- Tôn giáo- tổ chức phi Chính phủ, mở rộng sự quan tâm và ảnh hưởng đến với cộng đồng từng cơ sở, đặc biệt chú trọng đến đối tượng là phụ nữ với vai trò quan trọng trong việc giám sát và bảo vệ môi trường.

0 ton giao

Liên minh các cộng đồng là cần thiết và cũng là thách thức đặt ra với các NGO (Ảnh minh họa).

Dự án cũng sẽ triển khai các hoạt động liên quan đến công tác đánh giá công tác quản lý rủi ro thiên tai từ cấp cơ sở do Biến đổi khí hậu. Đồng thời, quan tâm đến vấn đề thủy điện, việc lồng ghép Giới vào mỗi hoạt động triển khai, cộng thêm việc tập trung vào các đối tượng Tôn giáo, các Đoàn, hội đia phương trong vùng dự án trên địa bàn toàn tỉnh để tạo ra một khu vực cộng động rộng lớn cùng nhau ứng phó với BĐKH.

Sẽ có 800 người dân tại các vùng dự án được nâng cao năng lực, quản lý rủi ro ở cấp cộng đồng liên quan đến BĐKH và thủy điện. 100 người từ 05 tổ chức tôn giáo sẽ trao đổi và học hỏi lẫn nhau thông qua các khóa tập huấn, 20 tình nguyện viên và các thành viên FBO (50% là phụ nữ) được hưởng lợi trong việc đào tạo thành các giảng viên nguồn và người hoạt động trong các dự án liên quan. Ngoài ra, 05 tổ chức chính quyền địa phương liên quan đến hoạt động thiên tai sẽ được nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm thực tế khi làm việc ở cấp cơ sở. 50 người dân của phường Phú Hậu (tp Huế) sẽ được học hỏi thêm trong việc quản lý ô nhiễm nguồn nước và không khí. Các đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án  ước tính sẽ có khoảng 700 người dân khác ở T.T. Huế được hưởng lợi gián tiếp thông qua việc áp dụng các mô hình và sáng kiến cộng động như một kết quả học tập xuyên suốt của dự án.

Cam kết tính bền vững ở các cấp chính quyền nhà nước đến tận cơ sở cũng như những giá trị gia tăng khác kèm theo CSRD kỳ vọng rằng: những điều dự án đang hướng đến sẽ thúc đẩy nhanh các hoạt động của dự án và đạt được những kết quả tích cực.

  Theo Thanh Tâm, CSRD

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x