Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Trăn trở với giống chuối Tiêu, chuối Thanh Tiên của địa phương còn ít người được thưởng thức, quyết tâm sản xuất trên mảnh đất bị bạc màu… vợ chồng ông Lê Văn Lương cùng một số hộ dân xã miền núi Thượng Nhật đã phục tráng thành công giống chuối quý. Mở ra cơ hội lớn cho loại chuối đặc sản này mang hương vị thơm  ngon đi đến nhiều nơi và được nhiều người biết đến hơn.

DSC_0269
Ông Lương đi trong vườn chuối ngát xanh đang trổ buồng

Là xã nghèo của huyện miền núi Nam Đông, người dân Thượng Nhật gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất do thiếu kỹ thuật và điều kiện tự nhiên không mấy ưu đãi. Cũng như nhiều người khác, ông Lê Văn Lương có một mảnh vườn với khoảng 0,5 hec ta để hoang vì đất bị bạc màu.

Ông Lương chia sẻ: “Trước đây, vợ chồng mình cũng trồng cam nhưng cam còi cọc không cho trái, chặt cam để trồng sắn nhưng hiệu quả mang lại thấp, vì vậy  gia đình đã để đất hoang gần 10 năm.” Dưới sự hỗ trợ của dự án “Nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do Đại sứ quán Ailen tài trợ, CRD đã đưa ra ý tưởng giúp hai vợ chồng tôi lần đầu tiên dám nghĩ đến việc khôi phục lại giống chuối đặc sản địa phương.

Ban đầu hai vợ chồng đều ái ngại, chuối Tiêu và chuối Thanh Tiên mặc dù là giống chuối quý thế nhưng chưa có ai trồng quy mô lớn. Ý kiến trồng chuối được nhiều người ủng hộ, tôi quyết định tham gia xây dựng đề án phục tráng giống chuối đặc sản địa phương với sự hướng dẫn thực hiện của Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung .

Trong quá trình thực hiện tư vấn dự án về thăm vườn nhà ông Lương  để khảo sát và đánh giá đất trồng chuối. Nhìn thấy đất dốc và bạc màu tư vấn đã khuyên: “Nếu làm bắc phải có quyết tâm, vì trồng  cũng được nhưng bác phải cải tạo nhiều, bằng cách bổ sung nhiều phân chuồng cho đất thì chuối mới phát triển được”.

 Nghe vậy ông Lương không buồn mà thể hiện quyết tâm: “Tôi đã không trồng thì thôi, đã trồng là phải đến nơi đến chốn, hãy tin tưởng và hỗ trợ cho gia đình tôi trồng chuối”. Nói là làm, ông Lương lựa chọn thu mua 120 cây chuối, ra sức đào hố, các tư vấn của Trung tâm hướng dẫn cách  sử dụng rác thải hữu cơ như trấu, phân chuồng hoai mục để cải tạo đất và chăm sóc chuối theo quy trình kỹ thuật.

Giờ về thăm gia đình ông Lương, những buồng chuối Tiêu và chuối Thanh tiên đã trổ buồng. Không ai nghĩ, vườn chuối xanh mướt ở thôn 3 mà ai đi ngang qua cũng phải tấm tắc khen lại được vun trồng trên mảnh đất khô cằn, bạc màu.

Ông Lương cho biết: “Tôi đã trồng thêm được 80 cây và đang nhân nhiều cây giống để cung cấp cho bà con trong thôn. Nếu không gặp mưa bão, khoảng 2 tháng tới tôi có thể thu về khoảng 10 triệu đồng từ vườn chuối quý này”.

Ông Trần Đình Khởi, chủ tịch UBND xã Thượng Nhật đánh giá rất cao hoạt động này và cho rằng: “Thị trường chuối Tiêu và chuối Thanh Tiên rất lớn, làm ra bao nhiêu họ tới tại vườn lấy bấy nhiêu. Tuy nhiên để bán với giá cao, chúng tôi  mong muốn dự án tiếp tục hỗ trợ tổ trồng chuối của xã tiếp cận được thị trường bên ngoài thông qua xây dựng  nhãn mác và kỹ năng kinh doanh. Sớm đưa các nông sản sạch, ngon, bổ dưỡng này vào các cửa hàng, siêu thị lớn”.

Cây chuối dễ sống nhưng để có trái ngon, ngọt đòi hỏi công chăm sóc lớn . Ông Lương đã không quản ngại khó khăn và thu được thành quả ban đầu. Hi vọng vị ngọt của chuối Tiêu, chuối Thanh Tiên sẽ được nhiều người biết đến hơn và ông Lương có thêm thu nhập tận hưởng “quả ngọt”  thành quả từ mồ hôi, sức lực của mình.

DSC_0494
Niềm vui chuối quý hồi sinh
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x