Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Sau 3 năm áp dụng thí điểm quy trình thực hiện sáng kiến cộng đồng gặp không ít thử thách, đến nay quy trình được thí điểm trên 16 mô hình và chính thức nhân rộng đến xã Hương Lộc đánh dấu sức lan tỏa và sự thành công của quy trình này.

Sáng kiến từ dân

Huế có những món ăn đặc sản dân dã như bánh canh cá lóc, canh chua cá lóc, cá lóc kho tộ… Thế nhưng, cá lóc tự nhiên cũng như sản lượng cá lóc nuôi của Huế chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Gia đình ông Đoàn Trọng Phúc, thôn 3 xã Hương Lộc trước đây chỉ nuôi cá rô phi để cải thiện bữa ăn gia đình thấy được tiềm năng tiêu thụ bắt đầu ấp ủ dự định phát triển sinh kế. Năm 2017, với gợi ý của cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện và Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) hướng dẫn lần đầu tiên được tiếp cận với quy trình thực hiện sáng kiến cộng đồng tôi cùng ba hộ dân còn bỡ ngỡ. Sau ba tháng, chúng tôi mới dần viết ra ý tưởng nuôi cá lóc thành thương phẩm”, ông Phúc nhớ lại.

Trong số các sáng kiến do người dân viết đề xuất dựa trên nguyện vọng và thực tế địa phương, chăn nuôi cá Lóc trong bể xi măng có tính khả thi cao do sẽ giúp cung ứng thực phẩm cho thị trường Nam Đông và thành phố Huế đồng thời tạo việc làm cho những lao động nhàn rỗi… Dự án Nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới do quỹ Irish Aid tài trợ đã chọn mô hình này nhân rộng quy trình thực hiện sáng kiến cộng đồng.

Được tư vấn CRD chỉ dẫn, các hộ dân thành lập tổ sản xuất, xây dựng quy chế và kế hoạch hoạt động cụ thể. Người dân sẵn sàng cùng nhau góp thêm 50% số vốn được dự án và huyện hỗ trợ để đầu tư cho chính sáng kiến của mình trở thành hiện thực.

24313125_1696891247048195_7437173547708317005_o

Ông Đoàn Trọng Phúc nuôi cá lóc trong bể xi măng

Ông Phúc được tập huấn, hướng dẫn cụ thể và hoàn thiện hai bể nuôi có diện tích 15m2. Sau 3 tháng xuống giống, cá sinh trưởng tốt, ông phấn khởi chia sẻ: Nếu thị trường ổn định, khoảng 5 tháng nữa, sản lượng đạt gần 1 tấn thì tôi sẽ thu lãi từ 10 – 13 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ông Phúc cùng những người dân khác cũng rất vui bởi có động lực để thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các hộ khác cách chăm sóc cá trong mùa mưa để giảm thiểu rủi ro cũng như bàn đến phương án tiêu thụ.

Một quy trình nhiều mô hình làm điểm sáng

Kể từ năm 2014, khi CRD giúp đỡ những mô hình sáng kiến cộng đồng trở thành hiện thực đầu tiên tại hai xã Thượng nhật (Nam Đông) và Phong Mỹ (Phong Điền) đến nay đã có 16 mô hình chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất kinh doanh thành công. Điều đặc biệt của 16 mô hình này chính là nguồn lực của dự án chỉ chiếm một phần, còn phần lớn vốn, ý tưởng, cách tổ chức thực hiện đều do người dân tự thống nhất với sự góp ý từ các chuyên gia.

Quy trình thực hiện sáng kiến cộng đồng là (1) xây dựng tiêu chí lựa chọn, (2) phổ biến tiêu chí và quy trình lựa chọn tới người dân, (3) cộng đồng tự xây dựng đề xuất, (4) tổ chức thẩm định và lựa chọn đề xuất, (5) phê duyệt và (6) hỗ trợ thực hiện. “Có nhiều mô hình tăng sản lượng lẫn chất lượng và quy mô như phục tráng chuối Tiêu và chuối Thanh Tiên; mô hình trồng nghệ của đồng bào Cơ tu để sản xuất tinh bột. Có những mô hình được truyền thông, người tiêu dùng và những người có chuyên môn quan tâm, học hỏi như mô hình chăn nuôi gà thảo dược, mô hình phân compost… Từ đó, bên cạnh việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân còn tạo ra những sản phẩm đặc sản của địa phương” ông Mai Yên, Phó chủ tịch UBND xã Hương Lộc chia sẻ..

24313054_1696904880380165_5299242988038572881_o (1)

Nhân rộng mô hình nuôi gà thảo dược

Thông qua đó, mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng đã tiếp tục những thành công của các sáng kiến trước đó để đem đến cho xã Hương Lộc – địa bàn lần đầu tiên tiếp cận với các bước trong quy trình cách để người dân làm chủ phong trào xây dựng nông thôn mới. Đem lại những hình mẫu về phương pháp tổ chúc, giúp chính quyền huy động sự tham gia của người dân để giải quyết các thách thức về tiêu chí “thu thập và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Công Thành, Phó Phòng NN & PTNT huyện Nam Đông, người luôn sâu sát, ủng hộ hoạt động của dự án từ những năm đầu triển khai: sáng kiến cộng đồng đã giúp người dân từ chỗ còn ỷ lại đã khẳng định vai trò, vị thế làm chủ của mình trong XDNTM. Hy vọng, sau xã Hương Lộc, phương pháp này sẽ được nhân rộng ra nhiều xã khác trong toàn huyện.

 

 

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x