Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6/2021, dự án “Nông nghiệp liên kết hướng đến thu nhập bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số” đã tổ chức hướng dẫn kỹ năng cho cán bộ thú y xã và đại diện nhóm chăn nuôi và triển khai hoạt động tiêu độc khử trùng nhằm tăng cường công tác phòng bệnh đối với chăn nuôi heo tại các xã dự án thuộc huyện Nam Giang.
Từ kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo tại khóa tập huấn “Thú y nâng cao” cho cán bộ thú y huyện, xã, thôn. Cán bộ thú y huyện đã hướng dẫn các kỹ năng gồm: cách pha chế hóa chất, sử dụng bình phun và cách phun thuốc để tiêu độc, khử trùng tại khu vực chăn nuôi. Từ đó, các kiến thức và kỹ năng học được, cán bộ thú y xã, trưởng/ phó nhóm đã hướng dẫn lại cho các hộ chăn nuôi và hỗ trợ họ để chủ động tiêu độc khử trùng cho khu vực chăn nuôi của hộ trước khi nhận heo giống và trong quá trình chăn nuôi.
Ảnh 1: Cán bộ thú y huyện hướng dẫn kỹ thuật phun tiêu độc khử trùng
Dự án đã cung cấp cho 21 nhóm hưởng lợi 42 bình phun (10 lít) và 440 bình hóa chất Iodine (1 lít). Mỗi nhóm được hỗ trợ 2 bình phun do trưởng nhóm và phó nhóm giữ gìn và bảo quản. Mỗi hộ hưởng lợi được cấp phát mỗi hộ 1 bình hóa chất (1 lít). Việc quản lý và sử dụng bình được Ban quản lý dự án các xã, thị trấn xây dựng. Trong quy chế có đề cập đến bảo quản và sử dụng hợp an toàn với trẻ em.
Ảnh 2: Cán bộ thú huyện cùng cán bộ thú y xã hướng dẫn, kiểm tra tại thôn Cà Lai – Cà Dy
Lúc đầu phát động và triển khai hoạt động tiêu độc khử trùng, các nhóm rất hồ hở chủ động tiêu độc. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện dịch Covid-19 thì việc tiêu độc khử trùng của các hộ dân đã chững lại và rời rạc.
Cuối tháng 5/2021, dự án thông báo đến các xã dự án về kế hoạch cấp heo giống. Nhận thức việc tiêu độc khử trùng là quan trọng trước khi nhận giống heo, dự án đã thúc đẩy các cộng tác viên, trưởng nhóm, phó nhóm chủ động huy động, động viên từng thành viên, nhắc nhở, kiểm tra các hộ thực hiện nghiêm túc hoạt động này. Trước sự đôn đốc của dự án, các hộ đã hồ hởi và chủ động thực hiện lại hoạt động này, một số nhóm đã huy động sử dụng bình phun có sẵn của gia đình để chủ động cho chính khu vực chăn nuôi của mình.
Ảnh 3: Người dân chủ động phun tiêu độc khử trùng tại xã Chà Vàl
Ảnh 4: Người dân chủ động phun tiêu độc khử trùng tại xã Chà Vàl
Đến đầu tháng 6/2021, cán bộ CRD đã tiến hành kiểm tra, rà soát việc tiêu độc khử trùng thì nhận thấy trên 90% người dân đã phun được ít nhất 3 lần. Các xã làm rất tích cực như: xã Chà Vàl, Tà Pơơ, Cà Dy và Tà Bhing. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện về sự quyết tâm của người dân trong tái đàn chăn nuôi heo. Hy vọng, công tác tiêu độc khử trùng sẽ giúp người chăn nuôi chủ động và phòng tránh được dịch bệnh trong thời gian tới.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ của dự án “Nông nghiệp liên kết hướng đến thu nhập bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số” do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên Bang Đức (BMZ) và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Đức (WVD) tài trợ thực hiện. Dự án do CRD và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (WVV) phối hợp thực hiện với mục tiêu “Cải thiện sinh kế thông qua phát triển chuỗi giá trị heo đen và tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số”. Dự án dự kiến được thực hiện từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 9 năm 2022./.
Đình Hiện
Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế