Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra và là một thách thức nghiêm trọng đối với con người và môi trường của chúng ta. Sự nóng lên của trái đất chúng ta chủ yếu là do khí nhà kính từ các hoạt động con người thải vào khí quyển. Trong đó khí các-bon-đi-oxit (chiếm 81%), sau đó là metan (chiếm 10%), oxit-nitơ (7%), và phần trăm còn lại là các loại khí khác[1].

Điện năng mà con người hiện đang sử dụng được chia thành ba loại: nhiệt điện, thủy điện, và điện năng khác. Điều đáng chú ý là trong sản xuất nhiệt điện và thủy điện đều có ảnh hưởng đối với con người và môi trường của chúng ta. Thải khí nhà kính (chủ yếu CO2) trực tiếp (từ quá trình đốt cháy nhiên liệu) hay gián tiếp (phá rừng để xây nhà máy thủy điện có nghĩa là làm mất phần lưu trữ khí các bon của rừng) là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu. Điện năng mà con người hiện đang và sẽ còn tiếp tục sử dụng trong nhiều năm nữa là nhiệt điện và thủy điện nên tiết kiệm điện năng cũng có nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính.

Tại Việt Nam, năng lương chủ yếu được sản xuất bằng đốt nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than. Ở nước ta bên cạnh năng lượng đến từ các nguồn như thủy điện, mặt trời, gió thì theo Cơ quan hiệp hội Năng lượng Việt Nam, để đảm bảo an ninh điện năng, cơ cấu điện năng của Việt Nam đến năm 2025 là nhiệt điện than chiếm 49,3% và năm 2030 chiếm 55%[2]. Chúng ta sẽ không tưởng tượng được với cơ cấu này thì bao nhiêu tấn than sẽ bị đốt, bao nhiêu tấn tro và bao nhiêu tấn CO2 thải vào môi trường.

. Tham dự cuộc thi, kêu gọi cộng đồng cùng chung tay thay đổi thói quen sử dụng điện tiết kiệm hơn hay thay đổi các thiết bị sử dụng ít điện năng hơn là những hành động nhỏ nhưng góp phần rất quan trọng trong việc không lãng phí năng lượng và gián tiếp giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển và đồng thời hạn chế sự nóng lên của trái đất.

I. CHỦ ĐỀ, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

Chủ đề: Thiết kế thông điệp và sản phẩm truyền thông về biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng hiệu quả

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế trong khuôn khổ Dự án “Thí điểm NAMA – Hệ thống Chiếu sáng Sử dụng Năng lượng Hiệu quả ở thành phố Huế”.

Mục tiêu: Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường, gia đình và cộng đồng; đồng thời tìm kiếm những thông điệp được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đa dạng trong các hình thức truyền tải nhằm truyền thông đến công chúng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hướng đến giảm thiểu các tác động của Biến đổi khí hậu.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

– Học sinh cấp Trung học cơ sở tại tỉnh Thừa Thiên Huế

– Học sinh cấp Trung học Phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Có thể dự thi cá nhân hoặc theo nhóm/đơn vị.

III. PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC CUỘC THI

Cuộc thi được tổ chức qua mạng xã hội.

IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

  1. Nội dung

Các sản phẩm truyền thông dự thi có chủ đề Biến đổi khí hậu và Sử dụng năng lượng hiệu quả với tập trung vào một số nội dung:

– Các kiến thức cơ bản, cách thức tiết kiệm điện;

– Động viên, khích lệ mọi người tăng cường thực hành tiết kiệm điện; truyền tải thông tin giúp mọi người có thêm động lực để thực hành tiết kiệm điện;

– Truyền cảm hứng về những hành động tiết kiệm năng lượng thiết thực, hiệu quả.

  1. Hình thức

Mỗi cá nhân/nhóm/đơn vị có thể lựa chọn tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau. Tác phẩm dự thi thuộc một trong các thể loại sau: Thông điệp được chuyển tải thông qua các sản phẩm truyền thông dưới dạng nghe, nhìn:

– Slide, phim hoạt hình

– Sáng tác bài hát (hoặc viết lại lời trên nền nhạc có sẵn), hò, vè

– Sáng tác vũ điệu, điệu nhảy dân vũ.

– Thông điệp được chuyển tải thông qua các sản phẩm truyền thông có thể in ấn:

– Vẽ tranh

– Sáng tác thơ

– Viết thư

– Sáng tác poster, tờ rơi, infografic, sáng tác slogan.

  • Yêu cầu

– Các sản phẩm truyền thông dự thi có thể được quay/ghi hình/dựng phim bằng điện thoại/máy ảnh/máy quay và các sản phẩm phục vụ quay, dựng.

– Thời lượng sản phẩm không quá 5 phút.

– Các nhân vật xuất hiện trong clip phải được sự đồng ý của nhân vật đó

– Sản phẩm có hình ảnh rõ nét, nội dung thông tin chính xác, không vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam.

– Tên tác giả, địa chỉ liên hệ.

– Viết thư và sáng tác thơ trực tiếp trên giấy A4 hoặc trên file Word, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định dạng file .doc

– File thiết kế poster, infographic là file định dạng jpg/jpeg/pg có dung lượng tối thiểu 2MB.

– Thông điệp chính dài không quá 14 từ

– Ngôn ngữ trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu.

– Các tác phẩm vẽ tranh là bản cứng (in, vẽ trên giấy) có kích cỡ tối thiểu 35cmx45cm và tối đa không quá cỡ A0. Tiêu đề bức tranh sẽ là thông điệp chính.

– Slogan ngắn gọn, trình bày đẹp là điểm cộng.

– Các sản phẩm không vi phạm bản quyền, không sao chép dưới mọi hình thức.

V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian

– Phát động Cuộc thi: 15/8/2020

– Thời hạn nhận bài dự thi: 25/8/2020-29/9/2020

– Thời gian phát động bình chọn trên mạng internet: 21/9/2020 – 30/9/2020

– Thời gian tổ chức chấm giải: 1 – 5/10/2020

– Tổng kết và trao giải: dự kiến tháng 10/2020

  1. Nơi nhận và cách gửi
  • Địa điểm nhận bài thi: Phan Thị Hòa

Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Địa chỉ: Số 102 Phùng Hưng, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Email: Hoapt@crdvietnam.org

Cách thức gửi bài thi:

– Gửi qua địa chỉ hộp thư điện tử hoặc đăng ký và gửi tác phẩm qua biểu mẫu google (tạo mẫu đăng ký trên google sau đó đính kèm link vào kế hoạch để các đơn vị đăng ký và gửi tác phẩm vào đó).

– Bài dự thi đăng tải trên facebook cá nhân trên fanpage: Tiết kiệm điện năng – tăng cường sống xanh. Các tác giả đăng tải video/bài viết và tag các hastag: #Tiếtkiệmđiệnnăngtăngcườngsốngxanh; #CRD; #CRDVietnam; #LuxDev;  #khơinguồnsốngxanh;

– Các tác giả khi đăng clip/bài viết tag thêm facebook của 5 – 10 người bạn.

  1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Các tác phẩm dự thi được đánh giá dựa trên các tiêu chí:

– Thông điệp rõ ràng, dễ nhớ và phù hợp với chủ đề cuộc thi, không quá thời gian quy định;

– Sự sáng tạo về nội dung và ý tưởng kịch bản;

– Hình thức thể hiện ấn tượng, sáng tạo nhưng gần gũi với cuộc sống;

– Được nhiều sự quan tâm của cộng đồng thông qua 2 fanpage chính thức của cuộc thi là: “Tiết kiệm điện năng tăng cường sống xanh” và “CRD Việt Nam”

  1. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

Giải thưởng được trao cho các tác phẩm có tổng số điểm từ cao đến thấp, cơ cấu giải thưởng gồm:

– 01 Giải Nhất

– 02 Giải Nhì

– 03 Giải Ba

– 04 Giải Khuyến khích

Các giải phụ gồm:

– 01 Giải được cộng đồng mạng bình chọn nhiều nhất (mỗi lượt thích và bình luận tính 01 điểm, mỗi lượt chia sẻ tính 02 điểm).

– Các tác giả có bài dự thi đạt giải sẽ được nhận giấy chứng nhận/kỷ niệm chương của Ban Tổ chức và tiền thưởng.

VII. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC

– Tác phẩm dự thi phải có nội dung và hình thức phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

– Tác phẩm đã đoạt giải ở các cuộc khác không được tham gia cuộc thi này.

– Ban tổ chức sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý nếu phát sinh bất cứ vấn đề nào liên quan đến bản quyền của các yếu tố được sử dụng trong tác phẩm dự thi.

– Ban tổ chức có toàn quyền sử dụng tác phẩm, hình ảnh của thí sinh cho mục đích quảng bá cuộc thi và trong các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường của tỉnh.

– Thí sinh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp cho Ban tổ chức;

– Cơ cấu giải thưởng có thể thay đổi tùy theo tình hình tác phẩm dự thi thực tế;

– Trong trường hợp tác phẩm dự thi đạt giải được tạo ra bởi nhóm, Ban Tổ chức sẽ tiến hành trao giải thưởng đó cho trưởng nhóm hoặc đại diện nhóm.

– Trong trường hợp tác phẩm đạt giải bị phát hiện vi phạm thể lệ cuộc thi, bản quyền tác phẩm, Ban Tổ chức sẽ hủy bỏ kết quả, thu hồi giải thưởng.

Trên đây là Thể lệ cuộc thi thiết kế thông điệp truyền thông về tiết kiệm điện năng, với chủ đề “Biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng hiệu quả”

Vui lòng tải file đính kèm tại đây: lux 1.2.1 Thể lệ cuộc thi thiết kế thông điệp truyền thông final

[1] https://www.epa.gov/ghgemissions/overview-greenhouse-gases

[2] http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/co-cau-nang-luong-nhiet-dien-than-hay-dien-mat-troi.html