Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

1. GIỚI THIỆU

Trung tâm phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) đang triển khai thực hiện dự án Thúc đẩy bảo tồn cây thuốc nam bản địa gắn với cải thiện sinh kế của phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng miền núi” (gọi tắt là dự án ERM) do Quỹ Quản lý tài nguyên môi trường (ERM foundation), thuộc Tập đoàn Quản lý Tài nguyên Môi trường (ERM Group) tài trợ.

  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng bao gồm phụ nữ về các vấn đề liên quan trong quản lý tài nguyên bền vững.
  • Đẩy mạnh quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên dược liệu.
  • Phát triển sản xuất và tạo thu nhập từ nguồn dược liệu.

Dự án sẽ thực hiện hoạt động khảo sát ban đầu tại địa bàn thực hiện dự án để làm cơ sở cho việc phát triển các hoạt động của dự án và giám sát, đánh giá dự án sau này. CRD cần tuyển một nhóm tư vấn để thực hiện hoạt động này.

2.      PHẠM VI CÔNG VIỆC

2.1 Mục đích, mục tiêu

Khảo sát nhằm thu thập thông tin làm cơ sở cho việc phát triển các hoạt động của dự án và giám sát, đánh giá dự án sau này.

2.2 Phạm vi, đối tượng khảo sát

+ Phỏng vấn sâu người am hiểu: Đối tượng phỏng vấn là cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp huyện, hội LH phụ nữ huyện, đại diện doanh nghiệp thu mua cây thuốc nam, lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính phụ trách lâm nghiệp xã. Mục đích của phỏng vấn người am hiểu là tìm hiểu tổng quan về chính sách, định hướng phát triển và các kiến nghị, đề xuất của hoạt động quản lý, sử dụng, phát triển sản xuất kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm từ cây thuốc nam.

+ Phỏng vấn hộ: Dự kiến 4 hộ/cộng đồng, trong đó hộ khảo sát là thành viên (ưu tiên phụ nữ) của 15 cộng đồng thuộc 3 xã dự án có các hoạt động liên quan đến trồng, khai thác và sử dụng cây thuốc nam. Nội dung phỏng vấn tập trung vào tìm hiểu năng lực của người dân về bảo tồn và khai thác bền vững các loại cây thuốc nam.

+ Khảo sát thực địa: Dự kiến đi thực địa 15 ngày khảo sát (1 ngày/cộng đồng) nguồn tài nguyên cây thuốc nam ở khu vực rừng tự nhiên do cộng đồng được giao và quản lý. Thành phần tham gia khảo sát là các tổ tuần tra bảo vệ rừng của các cộng đồng QLR tại 3 xã dự án. Dựa trên biểu mẫu khảo sát đã được tư vấn thiết kế, hoạt động khảo sát cần thiết lập ô tiêu chuẩn (số lượng 2 ô/cộng đồng, diện tích 500m2/ô) để đo đếm số lượng, thành phần loài cây thuốc nam.

2.3 Nội dung khảo sát

− Hiện trạng tài nguyên cây dược liệu tự nhiên tại huyện A Lưới: loài cây, phân bố, trữ lượng, diễn tiến, …

− Hiện trạng trồng cây dược liệu và phát triển các sản phẩm nam dược: loài cây, diện tích, trữ lượng, sản phẩm, tiêu thụ, …

− Chương trình/dự án, đề án đã và đang thực hiện về phát triển cây dược liệu và sản phẩm nam dược.

− Sản phẩm tiềm năng từ cây dược liệu có thể phát triển trong thời gian đến và các giải pháp phát triển.

− Đặc điểm kinh tế, xã hội của các cộng đồng quản lý bảo vệ rừng (được giao rừng và nhận khoán bảo vệ rừng): dân số, lao động, giới tính, hoạt động lâm nghiệp liên quan đến rừng tự nhiên, thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp, định kiến gới, bình đẳng giới, …

− Nhận thức và kiến thức của người dân liên quan đến biến đổi khí hậu, vấn đề giới, lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ rừng, kỹ thuật về giống, trồng, khai thác, chế biến cây dược liệu và các kỹ thuật lâm sinh khác.

− Thực trạng về hoạt động quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng: quy mô thành viên, diện tích quản lý bảo vệ, hoạt động đang được thực hiện, mức độ tham gia của người dân/thành viên cộng đồng, sự tham gia của phụ nữ, sản phẩm hoạt động.

3.      NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN

− Xây dựng báo cáo khởi động (inception report): nghiên cứu văn kiện dự án ERM; dự thảo báo cáo, lấy ý kiến góp ý, và hoàn thiện báo cáo. Báo báo khởi động bao gồm: lý do thực hiện khảo sát; mục đích, mục tiêu; nội dung, chỉ số; phương pháp (nêu rõ làm như thế nào, với đối tượng nào và lấy thông tin gì); kế hoạch thực hiện (hoạt động, sản phẩm, thời gian, đối tượng, nhân sự); và đề cương chi tiết báo cáo khảo sát.

− Tổng quan tài liệu: phát triển và thống nhất đề cương báo cáo tổng quan; thu thập các tài liệu liên quan bao gồm các báo cáo nghiên cứu, các báo cáo thực hiện chương trình/dự án/đề án, các văn bản về chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện; tổng hợp thông tin và viết báo cáo tổng quan. Nội dung chính của báo cáo tổng quan bao gồm: hiện trạng tài nguyên cây dược liệu tự nhiên tại huyện A Lưới; Hiện trạng trồng cây dược liệu và phát triển các sản phNm nam dược; Chương trình/dự án, đề án đã và đang thực hiện; Sản phẩm tiềm năng từ cây dược liệu có thể phát triển trong thời gian đến và các giải pháp phát triển.

− Phát triển các công cụ thu thập thông tin: nghiên cứu văn kiện án bao gồm khung logic; dự thảo cộng cụ; lấy ý kiến góp ý; và hoàn thiện công cụ. Các công cụ có thể bao gồm: mẫu thu thập số liệu thứ cấp; công cụ thảo luận nhóm; bảng hỏi phỏng vấn sâu; bảng hỏi phỏng vấn hộ.

− Phát triển kế hoạch khảo sát thực địa: Phát triển kế hoạch thực địa chi tiết; phối hợp với các bộ dự án để trao đổi và thống nhất kế hoạch với các bên liên quan; gửi kế hoạch đến tất cả các bên liên quan; liên hệ và xác nhận với các bên liên quan.

− Thực hiện khảo sát thực địa: tiến hành các hoạt động thu thập thông tin theo các công cụ đã thiết kế và theo kế hoạch.

− Tổng hợp, phân tích số liệu và xây dựng báo cáo khảo sát: Xem lại và điều chỉnh đề cương báo cáo (nếu có) đã có trong Báo cáo khởi động; phát triển báo cáo; lấy ý kiến góp ý; và hoàn thiện và nộp báo cáo cuối cùng. Báo cáo khảo sát bao gồm: Đặt vấn đề; Mục địch, mục tiêu và nội dung; Phạm vi; Phương pháp; Kết quả khảo sát; Kết luận và khuyến nghị.

4. YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CỦA TƯ VẤN

Trưởng nhóm tư vấn

− Có trình thạc sỹ trở lên, chuyên ngành lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học.− Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt có liên quan đến cây dược liệu.− Chủ trì thực hiện ít nhất 03 hoạt động khảo sát tương tự.− Tham gia các nghiên cứu liên quan đến đến cây dược liệu− Có kinh nghiệm làm việc ở vùng núi và với đồng bào dân tộc thiểu số.

Thành viên nhóm tư vấn

− Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành lâm nghiệp hoặc ngành khác có liên quan.− Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt có liên quan đến cây dược liệu.− Có tham gia thực hiện các hoạt động khảo sát tương tự.− Có kinh nghiệm làm việc ở vùng núi và với đồng bào dân tộc thiểu số.

5. CÁCH NỘP HỒ SƠ

  • Thư bày tỏ sự quan tâm
  • Lý lịch khoa học (CV) của tư vấn
  • Đề xuất mức phí tư vấn

Hồ sơ nộp đến Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung trước 15h00 ngày 26/4/2024 theo địa chỉ email: office@crdvietnam.org; Mọi thông  tin chi tiết, vui lòng liên hệ Bà Lê Thị Minh Hải theo số điện thoại: 0234 3529749 (số máy lẻ: 0) và email: hailtm@crdvietnam.org

Thông tin chi tiết vui lòng xem tại đây.