Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.
  1. Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Đồng Nai
  2.  Tác giả: Tiến sỹ   Phan Triều Giang, Trung tâm Con người và Môi trường vùng Tây Nguyên (COPE)
  3.  Thời gian báo cáo: Tháng 6/2019
  4. Tổng quan:

    Sau 7 năm đàm phán, vào tháng 10/2018, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã ký hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT). Theo VPA, Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp  (VNTLAS) để xác minh gỗ xuất khẩu là gỗ hợp pháp, và EU chỉ chấp nhận gỗ hợp pháp được cấp phép FLEGT nhập khẩu vào EU khi VPA được ký kết và hệ thống cấp phép đi vào vận hành.

    Khi VPA có hiệu lực thực thi tất cả các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ trong nước và quốc tế đều phải tuân thủ các yêu cầu về gỗ hợp pháp và tham gia vào hệ thống phân loại doanh nghiệp (OCS). Theo đó, các tổ chức phải i) Tuân thủ các bằng chứng động về kiểm soát chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo rằng chỉ có gỗ hợp pháp đi vào chuỗi cung ứng; ii) Đáp ứng các yêu cầu về kê khai và báo cáo kiểm soát chuỗi cung ứng; iii) Tuân thủ các bằng chứng tĩnh; iv) Tình trạng vi phạm.

    Để hỗ trợ cho việc thực thi Hiệp định, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD), Đại học Nông Lâm Huế; Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) và Trung tâm Con người và Môi trường Tây Nguyên (COPE) cùng phối hợp thực hiện Dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tuân thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp để tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trong nước và quốc tế” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tài trợ thông qua Chương trình EU-FAO FLEGT. Một trong những hoạt động chính của dự án là đánh giá khả năng đáp ứng và nhu cầu nâng cao năng lực của các bên liên quan cấp tỉnh và các công ty/doanh nghiệp, hộ Kinh doanh, chế biến gỗ nhằm tuân thủ định nghĩa gỗ hợp pháp (LD), hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) cũng như hệ thống phân loại doanh nghiệp (OCS) trong thời gian tới.

    Để thực hiện nội dung trên Dự án đã tiến hành khảo sát ở tỉnh Đồng Nai[1] với hai mục tiêu cụ thể là i). Tìm hiểu nhu cầu nâng cao năng lực kỹ thuật của các bên liên quan cấp tỉnh như các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội địa phương trong yêu cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ trong tiến trình VPA/FLEGT; và ii). Đánh giá năng lực các DNVVN/hộ KD trong việc tuân thủ những yêu cầu về LD, VNTLAS.

    Trong các đợt đánh giá ở Đồng Nai, hộ gia đình kinh doanh, sản xuất gỗ nổi lên như một nhóm phổ biến. Quan sát ban đầu cho thấy nhóm này mang những nét đặc trưng như một làng nghề gỗ, mặc dù sử dụng một lượng gỗ các loại đáng kể nhưng lại ít phải chịu áp lực thực thi các quy định pháp luật. Việc tìm hiểu sâu hơn nhóm hộ này là rất thú vị và có thể chỉ ra được những lỗ hổng chính sách hiện nay. Báo cáo này trình bày tóm lược các kết quả của khảo sát trên nhóm hộ này ở Đồng Nai.

    Một trong những tỉnh đi đầu trong ngành công nghiệp gỗ, nằm sát Tp. Hồ Chí Minh, phía Nam Việt Nam.

    Mời quý vị quan tâm đến báo cáo, click vào tệp đính kèm này để tải về máy: Ket qua bao cao khao sat nhom ho_Dong Nai (1)

Nguồn ảnh: Congnghieptieudung.vn