Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Dự án Nâng Cao Năng Lực Phát Triển Sinh Kế Bền Vững Nhằm Giảm Phụ Thuộc Rừng Đặc Dụng Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Bạch Mã. Dự án do Trung tâm Môi Trường và Phát triển Cộng Đồng thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung được Quỹ vốn nhỏ môi trường toàn cầu tại Việt Nam tài trợ sau 2 năm thực hiện đã có những kết quả nhất định.

Cùng với công tác phát triển sinh kế và truyền thông thì hoạt động hỗ trợ vay vốn tín dụng xoay vòng để phát triển sinh kếgóp phần cải thiện đời sống cho bà con thuộc 2 xã Hương Lộc và xã Thượng Nhật.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với trưởng ban quản lý quỹ tín dụng xã Hương Lộc và xã Thượng Nhật về điều này.

MC: Xin chào chị Trương Thị Mai Dung, chủ tịch Hội Phụ Nữ và là Trưởng Ban Quản Lý Quỹ tín dụng xã Hương Lộc. Chào Anh Hồ Văn Trân, chủ tịch Hội Nông Dân xã Thượng Nhật.

Chị Trương Thị Mai Dung: Chào

DSC_3779

Chị Trương Thị Mai Dung (Bên phải) trong đợt giải ngân vốn tín dụng tại xã Hương Lộc 

MC: Chương trình rất vui có thể gặp gỡ anh chị vào một dịp cuối năm, rất cảm ơn anh chị đã sắp xếp thời gian để trò chuyện cùng chương trình khi công việc tổng kết đang bộn bề như thế này.

  1. Trước tiên, Chương trình xin được hỏi chị Mai Dung. Sau một thời gian làm công tác quản lý quỹ tín dụng trên địa bàn xã Hương Lộc, chị nhận thấy được người dân đã vay và sử dụng vốn như thế nào?

Chị Mai Dung trả lời:

Dự Án Bạch Mã Huế đã cho chị em phụ nữ xã Hương Lộc vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt với mục đích phát triển sinh kế, giảm vào rừng. Đến nay, có nhiều mô hình được triển khai hiệu quả như: Mô hình trồng mía, mô hình trồng hoa, mô hình trồng gấc, mô hình chăn nuôi bò.

Đến nay xã Hương Lộc đã có 15 hộ đươc xoay vòng lại.

  1. Vậy ban quản lý quỹ đã làm như thế nào để duy trì đảm bảo đúng mục tiêu vay vốn, quy định vay vốn thưa chị Mai Dung?

Chị Mai Dung: Ban quản lý thường xuyên động viên gia đình trao đổi, gặp gỡ, hỗ trợ vốn vay để nắm thông tin. Thường xuyên biết có rủi ro gì không để kịp thời tháo gỡ, đồng thời động viên chị em trả vốn, lãi đúng kỳ hạn.

  1. Thế còn anh Trân, xin anh cho biết, với đặc thù là một xã vùng đệm rừng đặc dụng mà cụ thể là Vườn Quốc Gia Bạch Mã, rất nhiều người dân trước đây làm nghề đi rừng, việc vay và trả vốn tín dụng tại xã Thượng Nhật đến nay đã có kết quả ra sao?

Anh Trân:

Vốn xoay vòng rất hiệu quả trong việc thúc đẩy các hộ vay vốn phát triển sinh kế., ví dụ họ nuôi được 5 con heo trong khi vốn 10 triệu cho vay thì họ bán ra rồi tiếp tục tăng quy mô là 20 con…  trở lên. Từ đó, cải thiện thêm cuộc sống, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Xoay vòng các hộ sẵn sàng tiền tiết kiệm để trả vốn, lãi đúng hạn. Không có hiện tượng vướng mắc khó khăn… vốn được xoay vòng cho các hộ khác vay thêm , đến thời điểm này cho 24 hộ vay và đã trả hết rồi không còn hộ nào vay nữa.

  1. Những điều chị Dung và anh Trân chia sẻ cho thấy hiệu quả trước mắt là người dân đã có thêm thu nhập, có thêm việc làm. Vậy về lâu dài, vốn tín dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ cho vùng đệm Vườn Quốc Gia Bạch Mã thưa anh chị?

Chị Dung: Đối tượng vay vốn chủ yếu là chị em phụ nữ, ổn định đời sống, trước đây hay đi rừng… nay chăn nuôi, trồng trọt,.. mạnh dạn trong làm kinh tế  và có hiệu quả. Từ đó, người dân giảm hẳn việc phụ thuộc vào rừng.

Anh Trân có ý kiến gì về sự thay đổi về nhận thức của người dân ạ?

Anh Trân: Qua 2 năm thực hiện dự án, dự án về chăn nuôi heo, bò… cơ bản phát triển tốt. Đặc biệt chăn nuôi gà ở hộ chị Lun, anh Kiệu… Về Rừng, các hộ đã hạn chế đi rừng. Điều này cũng góp phần xóa hộ nghèo, cận nghèo, …để xã nhà gần hơn với mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới.

Lúc trước, khi chưa có vốn hỗ trợ người dân ở đây thường xuyên luôn đi rừng, có đồng nào xào đồng đó. Trong khi thu nhập từ rừng là rất thấp, có lúc có có lúc không, chập chờn, đến khi có dự án hỗ trợ có vốn… vay vốn thì người dân ít đi rừng. Họ đã quan tâm đến chăn nuôi, làm thế nào để có lãi và phát triển thêm thu nhập ổn định cho hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, thanh niên đi rừng.

  1. Qua chương trình này, anh/chị có muốn gửi gắm nguyện vọng gì không ạ?

Chị Mai Dung: Dự án tạo điều kiện cho địa phương vốn này để tiếp tục cho những hộ khác vay và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân , góp phần để thôn, xã đạt chuẩn nông thôn mới

DSC_0117

 

Ban quản lý hướng dẫn vay vốn tín dụng tại xã Thượng Nhật

MC: Qua cuộc trò chuyện ngắn đối với anh Hồ Văn Trân và chị Trương Thị Mai Dung, những người trực tiếp quản lý và hỗ trợ tại địa phương cho dự án. Chúng ta đã hiểu thêm về công tác quản lý quỹ tín dụng cũng như hiệu quả khi xoay vòng vốn để người dân phát triển sinh kế. Qua đó, có 60 hộ dân đã được tiếp cận nguồn vốn và có hàng chục hộ dân được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật… Dự án Nâng Cao Năng Lực Phát triển Sinh Kế …cho người dân, mong muốn bà con nhân dân hai xã Hương Lộc và Thượng Nhật sẽ tiếp tục sử dụng nguồn hỗ trợ này để chuyển đổi nghề nghiệp không còn sống phụ thuộc vào rừng hiệu quả cũng như ổn định hơn. Kính chúc chị Mai Dung và anh Trân tiếp tục công tác tốt và có một năm mới an khang thịnh vượng.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x