Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động của dự án trong năm thứ 2 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong 02 ngày 28-29/05/2015, Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung đã có buổi làm việc với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, Câu lạc bộ Lâm nghiệp Quảng Trị, UBND Huyện Đakrông và Huyện Triệu Phong cùng các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Dự án FLEGT chia sẻ ý tưởng xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng tại UBND huyện Đakrông
Dự án FLEGT chia sẻ ý tưởng xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng tại UBND huyện Đakrông

Thông qua buổi làm việc, Giám đốc Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung đã tóm tắt một số kết quả đạt được của Dự án trong năm thứ nhất (4/2014-3/2015) và thảo luận cơ chế phối hợp tổ chức các hoạt động năm thứ 2 với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị và các cơ quan liên quan. Một trong những hoạt động chính nhằm giúp kết nối thị trường giữa các nhóm hộ trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ là hoạt động xây dựng Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CFM) tại xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông và Xây dựng Mô hình thí điểm Doanh nghiệp chế biến gỗ đáp ứng yêu cầu hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trong tiến trình VPA-FLEGT tại cụm công nghiệp làng nghề Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Dự án FLEGT chia sẻ ý tưởng xây dựng mô hình doanh nghiệp chế biến gỗ tại UBND huyện Triệu Phong
Dự án FLEGT chia sẻ ý tưởng xây dựng mô hình doanh nghiệp chế biến gỗ tại UBND huyện Triệu Phong

Qua chuyến khảo sát, Dự án nhận thấy khó khăn lớn nhất của nhóm hộ và hộ gia đình trồng rừng tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên đang gặp phải là phần lớn các hộ trồng rừng bán gỗ phục vụ cho sản xuất dăm giấy, các loài cây keo, tràm sau khi trồng từ 4-5 năm người dân phải bán vì đó là nguồn sinh kế chính của người dân trong việc đảm bảo đời sống và nuôi con cái ăn, học,… Mặt khác, người dân cũng cho biết họ gặp phải khó khăn với thị trường đầu ra nếu để sản phẩm gỗ từ 7-10 năm tuổi trở lên; phần lớn người dân bán sản phẩm thông qua tư thương ở địa phương hoặc nơi khác đến với mức giá từ 25-30 triệu đồng/ha. Từ đó, cộng đồng địa phương rất mong muốn sự quan tâm của các cơ quan chính quyền các cấp cũng như sự hỗ trợ từ phía dự án nhằm giúp các thành viên nhóm cộng đồng tham gia tích cực hơn và thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả và bền vững, các hoạt động hỗ trợ sinh kế sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân, cộng đồng, thực hiện tốt các hoạt động quản lý lưu trữ hồ sơ, thủ tục và dễ dàng truy suất nguồn gốc khi có yêu cầu của cơ quan kiểm lâm. Đặc biệt, dự án sẽ thực hiện kết nối thị trường giữa nhóm cộng đồng trồng rừng và các doanh nghiệp chế biến gỗ đáp ứng theo yêu cầu gỗ hợp pháp phù hợp với định hướng sản xuất và chế biến gỗ theo hướng VPA-FLEGT và nhóm cộng đồng sẽ được nâng cao thu nhập từ rừng trồng và ổn định thị trường trong việc bán gỗ cho doanh nghiệp.

Thảo luận một số khó khăn và giải pháp hỗ trợ xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng với Nhóm Cộng đồng Thôn Xuân Lâm, Xã Triệu Nguyên

Thảo luận một số khó khăn và giải pháp hỗ trợ xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng

với Nhóm Cộng đồng Thôn Xuân Lâm, Xã Triệu Nguyên

Bên cạnh đó, Dự án cũng đã tiến hành làm việc với các doanh nghiệp chế biến gỗ tại cụm công nghiệp làng nghề Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhằm khảo sát nhu cầu năng lực của các doanh nghiệp chế biến gỗ về các yêu cầu liên quan đến gỗ hợp pháp trong tiến trình VPA-FLEGT.

Khảo sát tại DNTN Nguyên Phong: “DNTN Nguyên Phong được thành lập từ năm 2002, với tiền thân là cơ sở cưa xẻ gổ hoạt động từ năm 1996, là một trong những đơn vị đầu tiên hoạt động trong ngành khai thác và sơ chế gỗ rừng trồng tại tỉnh Quảng Trị có hệ thống máy móc thiết bị và nhà xưởng đầy đủ, Gổ Nguyên Phong chuyên cung cấp phôi gổ thông, keo tràm, cao su với số lượng đến 500m3/tháng,…”. Tuy nhiên, một số khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải là nguồn nhân công thiếu hụt, lao động chủ yếu tại địa phương và làm việc theo mùa vụ nên doanh nghiệp khó đảm bảo các yêu cầu về chế độ bảo hiểm cho người lao động, nguồn gỗ đầu vào được mua ở Lao Bảo, A Lưới, Quảng Bình nên chi phí vận chuyển còn khá cao,… Do vậy, doanh nghiệp rất mong muốn tham gia vào hoạt động của dự án nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân công, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ, thủ tục đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và kết nối thị trường cho doanh nghiệp.

Người lao động đang làm việc tại DNTN Nguyên Phong

Người lao động đang làm việc tại DNTN Nguyên Phong

Kết quả chuyến khảo sát thực địa cho thấy, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị và các cơ quan liên quan đã đánh giá cao các hoạt động của dự án trong năm thứ nhất thông qua một số kết quả đạt được nhất định cũng như ý tưởng xây dựng mô hình thí điểm quản lý rừng cộng đồng và doanh nghiệp chế biến gỗ đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp trong tiến trình VPA-FLEGT nhằm kết nối thị trường nguồn gỗ rừng trồng giữa nhóm hộ trồng rừng tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên với các doanh nghiệp chế biến gỗ tại cụm công nghiệp Ái Tử, huyện Triệu Phong.
Về phía dự án, theo kế hoạch trong năm thứ 2, hoạt động xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng và doanh nghiệp chế biến gỗ đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp trong tiến trình VPA-FLEGT sẽ giúp tăng cường năng lực cho các nhóm cộng đồng và doanh nghiệp chế biến gỗ về các vấn đề liên quan đến thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT), Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD), Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS). Hỗ trợ nhóm cộng đồng, hộ gia đình trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan đến mua bán gỗ và các sản phẩm gỗ tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Đặc biệt, dự án sẽ tổ chức các diễn đàn nhằm kết nối thị trường giữa nhóm cộng đồng trồng rừng và các doanh nghiệp chế biến gỗ đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp theo hướng VPA-FLEGT.
Dưới đây là sơ đồ các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật của Dự án FLEGT – Khu vực miền Trung cho mô hình thí điểm quản lý rừng cộng đồng và doanh nghiệp chế biến gỗ đáp ứng yêu cầu VPA-FLEGT tại tỉnh Quảng Trị:

1

Sơ đồ 1. Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trong tiến trình VPA-FLEGT

Untitled

Sơ đồ 2. Mô hình thí điểm về doanh nghiệp chế biến gỗ đáp ứng yêu cầu hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trong tiến trình VPA-FLEGT

Dự án FLEGT

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x