Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Báo cáo này là kết quả của một hội thảo kỹ thuật của FAO/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và dự án của FAO TCP/VIE/3304 “Hỗ trợ khẩn cấp để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh chưa được biết đến ảnh hưởng đến tôm ở Việt Nam”.
Sáu mươi ba chuyên gia quốc tế và các bên liên quan trong lĩnh vực nuôi tôm đã tham dự hội thảo và thảo luận về kết quả của công việc thực hiện theo dự án TCP và hiện trạng kiến thức về EMS tại các nước bị ảnh hưởng.
Hội thảo thừa nhận rằng, sự tự mãn trong lĩnh vực nuôi đã dẫn đến tình trạng không kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh , trong một thời gian sản xuất tôm gần như gặp khá nhiều thuận lợi, dẫn đến lĩnh vực này rất dễ bị tổn thương đối với bất kỳ tác nhân gây bệnh mới nổi nào bất ngờ phát sinh, giống như trường hợp EMS / AHPNS .
Quản lý yếu kém, không tuân thủ tiêu chuẩn, an toàn sinh học và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt cả ở trang trại và cơ sở sản xuất giống thủy sản là rõ ràng.
Rõ ràng là hiện nay, nuôi tôm cần có sự cải thiện và tiếp tục phát triển thành một lĩnh vực thực hiện các biện pháp canh tác có trách nhiệm và dựa trên cơ sở khoa học.
Với kiến thưc hiện nay cho rằng EMS / AHPNS có nguyên nhân do vi khuẩn, một chủng của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, Hội thảo khuyến nghị đưa ra một tên thích hợp cho bệnh này là MS/AHPNS, tức là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND.
Hội thảo đã nhất trí về một danh sách các hành động và các biện pháp cụ thể và chung có thể giúp giảm thiểu và quản lý rủi ro của EMS, định hướng cho các bên liên quan đến lĩnh vực nuôi tôm (cả nhà nước và tư nhân).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x